Tại hầu hết các tỉnh miền Tây đều xuất hiện các nhà nuôi yến như: Nuôi yến ở Kiên Giang, nuôi yến ở Tiền Giang, nuôi yến ở An Giang, nuôi yến ở Hậu Giang, nuôi yến ở Bạc Liêu, nuôi yến ở Cần Thơ, nuôi yến ở Bến Tre, nuôi yến ở Trà Vinh, nuôi yến ở Sóc Trăng, nuôi yến ở Cà Mau, nuôi yến ở Đồng Tháp...v.v, trong đó nơi nhà nuôi yến tập trung nhiều nhất phải kể đến đó là Kiên Giang và Bến Tre. Tại các khu vực này, nhà nuôi yến mọc lên ngày một nhiều chứng minh được ý thức về việc làm giàu từ tổ yến đã được nhân rộng đối với người dân nơi đây.
Vậy nguyên nhân phía sau hiện tượng chim yến chết hàng loạt này là gì?
Nguyên nhân đầu tiên được đề cập đến đó là chim chết hàng loạt do nguồn thức ăn khan hiếm trong khi số lượng chim yến và nhà yến ngày một tăng. Trong quá trình đàn chim bay đi kiếm ăn, các chim bố mẹ gặp nạn, bị giăng bẫy hoặc bị chết không thể mang thức ăn trở về cho chim non cũng là một vấn đề đáng lưu ý. Một nguyên nhân khác được đưa ra lý giải cho hiện tượng chim yến chết hàng loạt trong thời gian vừa qua là nguồn thức ăn nghèo canxi. ác loại côn trùng cánh màng thường cung cấp một lượng lớn canxi cho chim non, nhưng vào một số thời điểm, côn trùng cũng cần cơ chế hấp thụ ánh nắng để chuyển hóa thức ăn thành các tiền tố cần thiết. Có thể xem các loại thức ăn mà chim bố mẹ mang về rất nghèo canxi. Chim non lại cần canxi để phát triển bộ khung (xương, lông). Chim non phải sống trong môi trường ẩm thấp, dễ sinh khuẩn, hoàn toàn biệt lập với cơ chế hấp thụ từ bên ngoài, chúng chỉ trông chờ vào thức ăn của chim bố mẹ. Các yếu tố bất lợi đến cùng một lúc, chúng chết là điều ko thể tránh khỏi.
Bởi lẽ chim yến chết đi, tương đương với mức thiệt hại không chỉ ở hiện tại mà còn rất lớn ở tương lai. Một cặp chim trưởng thành trung bình có thể cho sản lượng tối thiểu 3 tổ/ năm tương đương khoảng 600.000đ- 900.000đ (xét ở mức thấp). Giả sử tuổi thọ trung bình của chim yến là 10 năm, vậy trong vòng đời của mình, một cặp chim yến có thể cho ra ít nhất 30 tổ, tương đương 18.000.000đ đến 27.000.000đ. Nếu mất 100 chim (50 cặp), tương đương mất sản lượng tổ yến khoảng 30 triệu đến 45 triệu 1 năm (đây là mức giá trị xét ở mức tối thiểu, tùy vùng và chất lượng mà tổ yến có thể có giá trị cao hơn gấp nhiều lần). CHiện tượng chim yến chết hàng loạt này chỉ xảy ra tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Tây, các tỉnh miền Trung và Nam Trung Bộ tuy không xảy ra hiện tượng này nhưng lại xuất hiện hiện tượng dùng loa gọi giăng bẫy bắt chim yến. Có thể thấy rằng, dù ở đâu thì những rủi ro vẫn luôn "rình rập" nghề nuôi yến trong nhà, vì vậy, các chủ nhà yến không chỉ nên tập trung tìm hiểu trước khi xây dựng nhà yến mà trong quá trình chăm sóc quản lý nhà yến cũng nên theo sát mọi diễn biến trong căn nhà yến của mình như:
- Theo dõi tình trạng chim trong nhà yến có ổn định không, có thiên địch xâm hại hay không
- Theo dõi nhiệt độ, độ ẩm trong nhà yến, nhất là khi mùa sinh sản vào đúng mùa mưa gió, thời tiết có độ ẩm cao.
Trên đây là chia sẻ của Tầm Cao Việt về nguyên nhân phía sau hiện tượng chim yến chết hàng loạt mà chủ yếu là chim non tại khu vực Miền Tây trong thời gian vừa qua. Mong rằng sẽ giúp ích được cho những chủ nhà yến.
Chúc các bạn nuôi yến thành công!
By Leica
Tin tức liên quan
- + Hướng dẫn chi tiết cách đăng ký mã định danh nhà yến online04/08/2023
- + Những quy định liên quan đến xây dựng nhà nuôi yến ở Tây Ninh27/03/2023
- + Xuất khẩu tổ yến sang Trung Quốc cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào?21/11/2022
- + [BÁO GIÁ] CHI PHÍ XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT NHÀ YẾN TRỌN GÓI NĂM 202310/11/2022
- + Cách nhận sách về kỹ thuật nuôi yến miễn phí.02/08/2022
- + NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC NUÔI CHIM YẾN06/01/2021
- + Chung tay bảo tồn đàn yến, tiến đến xuất khẩu chính ngạch16/11/2020
- + Nuôi yến trong khu dân cư, có bị cấm hay không?22/12/2018
- + Bình Thuận sẽ có quy định về nuôi chim yến07/11/2020
- + 14 điều cần biết giúp phòng chống dịch bệnh hiệu quả trong hoạt động nuôi chim yến11/06/2020