Hiện nay, nghề nuôi chim yến phát triển khá mạnh ở các nước Đông Nam Á gồm Indonesia sản lượng tổ yến chiếm 60% (150.000 nhà yến), Thái Lan chiếm 20%, Malaysia chiếm 7% với 450 tấn yến (năm 1998 có 900 nhà yến đến năm 2018 có trên100.000 nhà yến tăng 111 lần), 4 nước là Việt Nam, Philippine, Campuchia và Myanmar chiếm 13% (báo cáo của Cục Chăn nuôi năm 2019). Theo báo cáo thống kê mới nhất của Cục chăn nuôi tính đến năm 2022, Việt Nam có 23.665 nhà nuôi yến tại 42/63 tỉnh thành. Do đó cần phải xây dựng hệ thống Cơ sở dữ liệu (CSDL) về nhà yến, cơ sở chế biến tổ yến và cấp mã định danh cho nhà yến nhằm thuận tiện trong công tác quản lý cũng như phục vụ cho quá trình xuất khẩu tổ yến.

I. Áp dụng chuyển đổi số vào quản lý các nhà nuôi chim yến và cơ sở sản xuất chế biến tổ yến
Để đáp ứng tình hình phát triển nghề yến cũng như đáp ứng các yêu cầu về xuất khẩu tổ yến sang thị trường Trung Quốc và những thị trường quốc tế khác trong tương lai, đồng thời thực hiện chủ trương chuyển đổi số trong hoạt động quản lý nhà nước của Bộ NN & PTNN. Cục Chăn nuôi đã phối hợp với Tập đoàn VNPT xây dựng phần mềm cập nhật cơ sở dữ liệu về cơ sở chăn nuôi, cơ sở thức ăn chăn nuôi;
Xây dựng dữ liệu quốc gia về số lượng nhà nuôi chim yến, sản lượng tổ yến sát với thực tế, có độ chính xác cao để phụ vụ công tác quản lý, xuất khẩu; đồng thời chia sẻ thông tin, dữ liệu liên quan với Cục Thú y để cung cấp theo yêu cầu của Trung Quốc và các quốc gia nhập khẩu tổ yến Việt Nam trong tương lai.

II. Hướng dẫn đăng ký mã định danh cho nhà yến và cơ sở chế biến tổ yến.

III. Quy trình đăng ký mã định danh nhà yến và cơ sở chế biến tổ yến online.
Quy trình đăng ký mã định danh nhà yến gồm 4 bước:
Bước 1. Tạo tài khoản, đăng ký thông tin: Chủ nhà yến đăng ký tài khoản và thông tin về cơ sở nuôi yến/ cơ sở chế biến tổ yến. -> Nhận mã định danh. (Hệ thống tự động cấp).
Bước 2. Phê Duyệt : Quản trị hệ thống bao gồm: Chính quyền địa phương (xã, huyện) xác nhận, Chi cục Chăn nuôi - Thú Y, Cục Chăn nuôi phê duyệt.
Bước 3. Cập nhật thông tin chi tiết về nhà yến: Sau khi tài khoản đã được phê duyệt, chủ nhà yến cần cập nhật thông tin chi tiết về nhà yến như: diện tích, thời gian hoạt động, sản lượng dự kiến, ....
Bước 4: Lưu trữ dữ liệu lên hệ thống dữ liệu quốc gia: Dữ liệu được cập nhật lên hệ thống lưu trữ, phục vụ cho công tác quản lý, truy xuất thông tin.

IV. Xây dựng Hệ thống CSDL và ứng dụng vào quản lý xuất khẩu tổ yến.
- CSDL về giám sát dịch bệnh (đối với cơ sở nuôi yến);
- CSDL về ATTP đối với tổ yến;
- Truy xuất nguồn gốc cả chuỗi liên kết từ nhà/hang yến đến nơi tiêu thụ.
Hệ thống ứng dụng phần mềm làm công cụ quản lý toàn bộ hoạt động, kết nối trong chuỗi:

Tin tức liên quan
- + Những quy định liên quan đến xây dựng nhà nuôi yến ở Tây Ninh27/03/2023
- + Xuất khẩu tổ yến sang Trung Quốc cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào?21/11/2022
- + [BÁO GIÁ] CHI PHÍ XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT NHÀ YẾN TRỌN GÓI NĂM 202310/11/2022
- + Cách nhận sách về kỹ thuật nuôi yến miễn phí.02/08/2022
- + NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC NUÔI CHIM YẾN06/01/2021
- + Chung tay bảo tồn đàn yến, tiến đến xuất khẩu chính ngạch16/11/2020
- + Nuôi yến trong khu dân cư, có bị cấm hay không?22/12/2018
- + Bình Thuận sẽ có quy định về nuôi chim yến07/11/2020
- + Chim yến chết hàng loạt, nguyên nhân vì đâu?22/12/2018
- + 14 điều cần biết giúp phòng chống dịch bệnh hiệu quả trong hoạt động nuôi chim yến11/06/2020