Khả năng bay của dơi có thể giúp bảo vệ chúng khỏi các loại virus có thể gây chết người, bao gồm cả virus Ebola và bệnh dại, theo một nghiên cứu mới.
Con dơi này có thể mang trong mình đến hơn 60 loại virus chết người. |
Trong những năm gần đây, dơi là nguyên nhân gây ra hàng loạt những bệnh nguy hiểm ở người, cụ thể hơn là vật trung gian lây truyền những loại virus như virus gây hội chứng hô hấp cấp tính nặng, virus Ebola, Marburg, Hendra và gần đây nhất là virus gây hội chứng hô cấp Trung Đông (viết tắt là MERS, là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do một loại vi rút corona có tên là MERS-CoV gây ra).
Thực tế thì cơ thể dơi giống như một cái hồ chứa, chúng mang trong mình đến hơn 60 loại virus có thể lây truyền sang người, theo một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2013. Con vật này còn mang nhiều virus hơn cả những loài gặm nhấm.
Theo một giả thuyết, khả năng bay có thể là yếu tố quan trọng trong việc giúp dơi phòng ngừa bệnh, mặc dù mang trong mình nhiều virus như vậy.
Khi bay, dơi sử dụng rất nhiều năng lượng, trao đổi chất nhiều hơn, đồng thời nhiệt độ cơ thể cũng tăng, dẫn đến nhiệt độ cơ thể lên tới 37- 40 độ C, tương đương với một nhiệt độ của các loài động vật có vú khác khi bị sốt. Điều này cho thấy khả năng bay bảo vệ dơi khỏi bị lây nhiễm bệnh tật, giống như việc sốt bảo vệ động vật có vú, bằng cách thúc đẩy các phản ứng miễn dịch của chúng; các nhà nghiên cứu cho biết.
Nếu tỉ lệ trao đổi chất tăng và nhiệt độ cơ thể cao khi bay giúp kích hoạt hệ thống miễn dịch, bay sẽ là lời giải đáp cuối cùng cho câu hỏi tại sao dơi có thể làm cho virus lây lan mà không có bất kì một dấu hiệu nào của bệnh. Nhiệt độ cơ thể cao hằng ngày do bay là nguyên nhân dơi có thể chống lại một số tác nhân gây bệnh trong giai đoạn đầu của bệnh.
Một vài loại virus có thể đã tiến hóa cùng với dơi để tăng sức chịu đựng đối với nhiệt độ cơ thể cao. Mặc dù chúng vô hại với dơi, chúng có thể gây bệnh khi ở trong cơ thể các động vật khác do virus có thể sống sót được trong nhiều môi trường nhiệt độ khác nhau.
Tuy vậy, các nhà nghiên cứu vẫn không biết chắc chắn liệu giả thuyết có đúng hay không cho đến khi thử nghiệm. Thí nghiệm bao gồm việc kiểm tra phản ứng miễn dịch của dơi khi trong trạng thái nghỉ và ngay sau khi bay để xem liệu phản ứng miễn dịch với virus có mạnh hơn sau khi bay so với khi nghỉ hay không.
Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu đến từ Cục địa chất Hoa Kì tại Fort Collins, Colorado và Hiệp hội Động vật học London.
Nguồn bài: Hồng Ngọc
Theo LiveScience
Tin tức liên quan
- + Hướng dẫn chi tiết cách đăng ký mã định danh nhà yến online04/08/2023
- + Những quy định liên quan đến xây dựng nhà nuôi yến ở Tây Ninh27/03/2023
- + Xuất khẩu tổ yến sang Trung Quốc cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào?21/11/2022
- + [BÁO GIÁ] CHI PHÍ XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT NHÀ YẾN TRỌN GÓI NĂM 202310/11/2022
- + Cách nhận sách về kỹ thuật nuôi yến miễn phí.02/08/2022
- + NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC NUÔI CHIM YẾN06/01/2021
- + Chung tay bảo tồn đàn yến, tiến đến xuất khẩu chính ngạch16/11/2020
- + Nuôi yến trong khu dân cư, có bị cấm hay không?22/12/2018
- + Bình Thuận sẽ có quy định về nuôi chim yến07/11/2020
- + Chim yến chết hàng loạt, nguyên nhân vì đâu?22/12/2018